Nhắc tới cây trầu bà hẳn chúng ta không còn xa lạ gì nữa, với sự nổi bật của lá và dây theo thể hiện ý chí, nỗ lực không ngừng vươn lên, không chỉ đuổi vận xui cho gia chủ, lọc được cả trăm độc tố gây hại, mà còn có công dụng trang trí và có ý nghĩa phong thủy tốt.

Đặc điểm chung của cây trầu bà

  • Tên thường gọi của cây cây trầu bà.
  • Tên gọi khác  của cây là cây trầu bà xanh, cây sắn dây hoàng kim, ma quỷ đằng, thạch cam tử.
  • Tên khoa học  của cây  là Epipremnum aureum

Là loài cây chậu treo trầu bà có hình dáng thanh mảnh và mềm mại. Chính vì đặc điểm này, cây trầu bà được ứng dụng làm cây cảnh, cây trang trí nội thất bắt mắt. cây thân thảo leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh. Có loại cây xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng trên lá. Cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo. Cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, đặc biệt cây sống tốt ở bóng râm. Cây phát triển nhanh ở nơi có khí hậu mát mẻ, hút nhiều nước. Cây cũng có thể làm cây thủy sinh. Cây con mới được nhân giống có lá cỡ nhỏ và sẽ lớn dần theo sự sinh trưởng của cây. Nhánh cây trầu bà dài và rũ xuống, cây vừa và nhỏ có thể đặt ở nóc tủ hoặc trên giá hoa, hoặc treo trang trí, để cho cành lá rũ xuống.

Ý nghĩa tác dụng của cây trầu bà

Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà

Trong thuyết phong thủy ghi lại, cây trầu bà có tác dụng là loại cây may mắn. Trồng trầu bà sẽ mang lại sự thành đạt và bình an cho gia chủ. Đó là lý do, phần lớn các gia đình Việt đều có ít nhất 1 chậu trầu bà trồng trong nhà với mong ước đem đến sự yên ổn cho gia thất.

Cây trầu bà  trong phong thủy nhà ở

Theo quan niệm của người phương đông, cây trầu bà lá xẻ mang đến may mắn, niềm vui, lộc tài cho gia chủ.

Tác dụng của cây trầu bà

Cây cảnh để bàn này phù hợp với cây nội thất: là loại  cây nội thất đẹp, hình dáng lạ, hấp dẫn, đặc biệt là bộ lá, cây thường được trồng trong chậu trang trí tại phòng khách, bàn làm việc, nhà ở, cây xanh văn phòng… Cây có mùi thơm rất đặc trưng, man mác. Ngoài ra, cây còn có khả năng lọc không khí, phù hợp trồng những nơi không khí ít lưu thông, góp phần làm cải thiện môi trường sống.

Vị trí ứng dụng của cây trầu bà

Thuộc cây ưa bóng, thế nên bạn hãy đặt cây ở những nơi có ánh sáng tự nhiên như gần cửa sổ chẳng hạn. Trầu bà cũng có thể để bàn học, bàn làm việc hoặc kệ sách đều rất đẹp mắt. Ngoài ra, các bạn có thể treo trầu bà lên giàn, ban công hay tường để tăng thêm phần sinh động cho không gian sống.

Cây trầu bà hợp với tuổi nào?

Cây trầu bà hợp tuổi Ngọ, bởi tuổi Ngọ có vận thế rất tốt, dễ thành công trong việc kinh doanh, tuy nhiên bạn cũng nên cẩn trọng để tránh thua lỗ, một chậu trầu bà để nơi làm việc và loại cây giúp giữ chặt tài khí cho gia đình mình.

Cây trầu bà hợp mệnh gì?

Cây hợp với người mệnh mộc, người này có tính khí phóng khoáng, rộng lượng, hay giúp đỡ người khác, họ sẽ không để bụng khi người khác có lỗi với mình. Nếu là người mệnh Mộc hãy tìm cho mình một chậu trầu bà để có thể giữ phong thủy tốt nhất nhé.

Cây trầu bà trong nhà sẽ rất tốt cho những người mệnh mộc hay những người tuổi Ngọ.

Xem thêm cây hạnh phúc để có thêm ý tưởng trang trí nhà

Cách chọn mua và chăm sóc cây trầu bà

Cách chọn mua cây trầu bà

Hãy chọn những chậu trầu bà xanh tốt, bạn có thể chọn cây trồng trong chậu hoặc trồng theo phương pháp thủy sinh.

Kỹ thuật trồng cây trầu bà

Với phương pháp trồng Trầu Bà bằng đất. Cây thích hợp với loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng. Có thể dùng hỗn hợp đất trồng, phân chuồng hoai mục, có thể thêm than củi để lâu ngày. Với phương pháp trồng Trầu Bà trong nước thì cần rửa sạch rễ cây, sau đó đặt vào trong chậu hoặc bình chứa dung dịch trồng cây. Vì là giống cây leo nên cần làm giàn hoặc cắm cọc để cây có giá thể leo. Nếu không thì có thể để cây leo bám trên một thân cây khác.

Cách chăm sóc cây trầu bà

Loại cây này cần phải được chăm sóc hàng ngày, nếu chưng nên tìm chỗ mát mẻ, thoáng gió nhưng tránh gió mạnh lùa và vì Trầu Bà là cây ưa ẩm, nhu cầu nước cao, không chịu hạn, tưới nước 1 lần/ ngày. Nhưng khi tưới cần tránh tình trạng quá nhiều nước gây hiện tượng úng ngập, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ. Đối với Trầu Bà thủy sinh, cần thay nước 1 tuần 1 lần, lượng nước cho ngập 2/3 bộ rễ.

Nếu trồng ngoài trời thì cần làm mái che. Nếu không cây sẽ bị vàng và cháy lá hoặc chết, còn cây thủy sinh để bàn thì không đặt ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần mang cây ra phơi nắng 1 lần vào sáng sớm khoảng 15-30 phút. Cây không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón lá  rồi tưới cho cây.

Địa chỉ bán cây trầu bà tại Hà Nội

Giá Cây trầu bà trên thị trường hiện tại

Giá cây trầu bà còn tùy thuộc vào kích thước của cây, tuy nhiên nó nằm trong khoảng từ 45 tới 100 ngàn, với những cây lớn sẽ có giá khác.

Có rất nhiều địa chỉ bán cây trầu bà tại Hà Nội, nhưng để chọn mua được cây trầu bà giá rẻ, cùng các hỗ trợ miễn phí vận chuyển, kỹ thuật chăm sóc, đừng quên nhấc máy và gọi ngay về hotline 0966.623.933 hoặc 0915.885.558 hoặc truy cập website vuoncayxanh.com để nhận được nhiều ưu đãi nhất

Comments

comments